“Địa ngục Tomino” và những cái chết bí ẩn tại Nhật Bản

0
674

Ở bất kỳ một quốc gia, nền văn hóa nào thì cũng tồn tại những câu chuyện kinh dị. Đó có thể những truyền thuyết, truyện cổ hoặc một thứ gì đó tồn tại ngầm trong cuộc sống con người. Trong xã hội hiện đại, tưởng như con người ta sẽ không còn tin vào những câu chuyện đó. Tuy nhiên, “Địa ngục Tomino” lại gây nên nỗi ám ảnh trong các đô thị Nhật Bản. Hãy cùng KU11 tìm hiểu nhé. 

Địa ngục Tomino là gì?

“Địa ngục Tomino” là tên của một bài thơ được viết vào năm 1919 bởi Saijou Yaso. Bài thơ này được in trong quyển tuyển tập thơ Sakin. Đây tưởng như chỉ là một bài thơ thông thường, nhưng sau đó nó lại gây nên những cái chết bí ẩn. Chính vì điều đó mà nhiều người vẫn đồn đại về lời nguyền trong bài thơ này. 

Đáng nói hơn là nội dung bài thơ tạo sự ám ảnh khá nặng nề. Đó là câu chuyện của một người đi qua địa ngục và kể lại cuộc hành trình đó. Nếu là người đam mê các bộ phim kinh dị, thì có vẻ như câu chuyện này không đến nỗi ghê rợn. Nhưng những chuyện kì lạ liên quan đến bài thơ này đã liên tục xuất hiện. Nó trở thành một nỗi ám ảnh kinh hoàng cho người dân Nhật Bản suốt nhiều thập kỷ. 

địa ngục tomino

Năm 1983, bài thơ này được đạo diễn Terayama Shuji lấy ý tưởng làm thành phim. Bộ phim dù rất được mong đợi nhưng lại liên tục gặp các sự cố. Sự cố lớn nhất là cái chết của vị đạo diễn sau khi đã hoàn thành bộ phim được 9 năm. Bên cạnh đó là cái chết của một nữ sinh đại học khi cô cố gắng đọc thật to bài thơ này. Có lẽ đó chính là những yếu tố để bài thơ trở thành nỗi sợ.

Nội dung của bài thơ Tomino

Đầu tiên ta sẽ cùng nói kĩ hơn về nội dung của bài thơ kì bí này. “Địa ngục Tomino” nói về một cuộc hành trình của nhân vật chính tên là Tomino. Cậu bé này bị đày đọa xuống địa ngục và bắt đầu cuộc hành trình ở đó. Cậu đã đánh mất linh hồn mình, lang thang ở một nơi đầy âm khí. Trải qua những nỗi đau, sự trừng phạt và một màu sắc u ám đầy tuyệt vọng bao trùm lấy bài thơ.

Theo một số người, thì bài thơ này hoàn toàn mang ẩn ý rất sâu. Nếu đọc và ngẫm kĩ thì nó tượng trưng cho nỗi đau của con người. Mượn nỗi đau thể xác, những sự trừng phạt của địa ngục. Tác giả muốn truyền tải đến sự đau thương của con người trong tâm hồn khi chia lìa người thân. Tất nhiên, giả thuyết này cũng khá hợp lý, vì Saijou Yaso vốn thuộc trường phái siêu thực.

bài thơ tomino

Một số ý kiến khác cũng đồng ý với phép ẩn dụ trong bài thơ. Tuy nhiên, họ cho rằng bài thơ đang ẩn dụ cho sự tàn phá của chiến tranh. Ngay trong lời thơ, người ta nhận thấy sự xuất hiện của mũi khâu senninbari. Đây là mũi khâu từ các sợi chỉ đỏ trên các mảnh vải trắng mà người lính sẽ mặc khi ra trận. Nó mang ý nghĩa như một lời chúc may mắn, sớm quay trở về. Nếu người lính bại trận và bỏ mạng trên chiến trường thì xác sẽ được đưa về nhà. Nhưng có vẻ như trong bài thơ, người ta không tìm được mũi khâu Senninbari của Tomino. Có lẽ như cậu đã chết và mất xác luôn trên chiến trường.

Xem thêm: La bàn phong thủy là gì? Cách dùng như thế nào?

Thực hư về lời nguyền Địa ngục Tomino

Mặc dù bài thơ được sáng tác năm 1919, nhưng đến 2004 mới thành truyền thuyết đô thị. Có nhiều thông tin cho rằng, truyền thuyết bắt nguồn từ cái chết của Terayama Shuji. Kéo theo đó là những lời đồn về những cái chết bí ẩn liên quan đến bài thơ này. Bỏ qua nội dung kinh dị thì những cái chết không lời giải cũng khiến nhiều người rùng mình.

Hiện nay, lời đồn về bài thơ “Địa ngục Tomino” vẫn tồn tại ở Nhật Bản. Tất nhiên, nhiều người trên thế giới cũng sẽ nghe qua và tò mò về nó. Thậm chí, các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm nội dung bài thơ trên mạng. 

lời nguyền tomino

Tuy nhiên về tính thực hư thì vẫn chưa có một lời giải đáp chính xác. Hiện tại vấn đề này vẫn còn là một bí ẩn, vì tỷ lệ tự tử tại Nhật cũng khá cao. Điều này không thể chắc chắn được mọi cái chết đều liên quan đến bài thơ. Tuy nhiên, đây vẫn là bài thơ gây nên nỗi ám ảnh cho người dân tại Nhật. 

Nhiều người cho rằng, với nội dung bài thơ đầy ám ảnh, thì người đọc sẽ dễ bị ảnh hưởng. Đối với những ai đang gặp tổn thương về tinh thần, thì bài thơ như khiến họ nghĩ đến cái chết nhiều hơn. Và nếu một ai đó sau khi đọc bài thơ này rồi tự tử thì cũng là giả thuyết rất hợp lý. Vậy nên, nếu các bạn tò mò về nó, thì hãy suy nghĩ kĩ và chuẩn bị tinh thần thật tốt.

Kết luận

“Địa ngục Tomino” là một bài thơ đáng sợ và thách thức sự gan dạ của mọi người. Mặc dù việc bài thơ có bị nguyền rủa hay không vẫn còn là bí ẩn. Nhưng, các bạn cũng không nên thử qua việc đọc to bài thơ này thành lời. Chúng ta không thể biết được điều gì có thể xảy ra. Nên nếu quá tò mò, hãy chỉ tìm hiểu và đọc nhẩm trong đầu thôi nhé.